Ợ nóng do thuốc gặp nhiều nhất khi bạn đang sử dụng thuốc trợ tim,
thuốc chống viêm cho bệnh khớp, thuốc xạ trị ung thư…. Lúc đó bạn nên:
>>>>cao atiso
Nói chuyện với bác sĩ, dược sĩ
Hãy
cho bác sĩ biết rắc rối của bạn và những loại thuốc bạn đang dùng. Rất
có thể bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng, thời gian uống, loại thuốc… để
giảm bớt chứng ợ nóng. Tuy nhiên, các bác sĩ không phải lúc nào cũng có
thời gian để tư vấn kỹ càng cho bạn. Lúc này, cách đơn giản nhất là mang
những loại thuốc (hoặc đơn thuốc) mà bạn đang dùng ra hiệu thuốc gần
nhà, dược sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích.
Kiểm tra lại các loại vitamin
Các
loại vitamin và khoáng chất bổ sung như vitamin C và sắt có thể là
nguyên nhân gây ra ợ nóng nếu bạn dùng nhiều. Vì vậy, hãy tham khảo ý
kiến dược sĩ về tác dụng phụ của các loại vitamin và cách khắc phục
chúng trước khi mua hay sử dụng.
Điều chỉnh thời gian uống thuốc
Uống
trước 30 phút đến 1 tiếng trước bữa ăn sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị ợ
nóng. Tuy nhiên, trong khi một vài loại thuốc chỉ phát huy tác dụng khi
bụng đói thì một số khác chỉ nên dùng khi no. Bởi vậy, khi gặp chứng ợ
nóng bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh giờ uống phù
hợp.
Uống trà gừng
Một số loại thuốc gây ợ nóng có
thể khắc phục bằng trà gừng và các loại trà thảo dược. Biện pháp này
không gây hại đến sức khỏe mà còn hỗ trợ tiêu hóa, nhưng không phải có
tác dụng với mọi loại thuốc. Để an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi
thay một loại trà mới hoặc bổ sung một loại trà thảo dược khác. Có thể
thành phần của trà thảo dược sẽ ngăn chặn tác động của thuốc.
Sử dụng thuốc kháng acid
Maalox,
Rolaids, Tums và các thuốc kháng axit canxi nói chung là an toàn cho
hầu hết mọi đối tượng. Bạn nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ. Khi sử dụng
thuốc kháng axit để giảm ợ nóng bạn phải tìm hiểu rõ mức độ tương tác
của loại thuốc này với những loại thuốc bạn đang dùng. Vì rất có thể khi
giảm lượng axit trong dạ dày, một số loại thuốc sẽ không được hấp thu
một cách tốt nhất. Bạn có thể dùng các thuốc kháng axit canxi một vài
tiếng trước hoặc sau khi uống các loại thuốc khác.
Ngoài ra, đối
với những người có chứng ợ nóng nghiêm trọng hoặc mạn tính có thể dùng
các loại thuốc ức chế bơm proton như Prevacid, Prilosec, Protonix… Đối
với hầu hết các đối tượng, thuốc ức chế bơm proton thường được định
lượng một lần/ngày.
>>>cao atiso
Gặp bác sỹ hoặc dược sỹ ngay khi bạn cảm thấy
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau tất cả các cách bạn áp dụng.
- Bạn càng cố gắng khắc phục, chứng ợ nóng càng tăng lên.
- Đừng tự ý ngưng dùng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.