Mặc dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, thế nhưng cụ Nguyễn Thị Suốt (SN 1911, ở Đồng Bảng, Đồng Thái, Ba Vì) vẫn còn rất minh mẫn và mạnh khỏe. Đặc biệt dù đã bước sang tuổi 105, nhưng chưa một lần cụ biết đến bệnh viện hay dùng một viên thuốc tây nào cả. Hỏi về bí quyết trường sinh, cụ khẽ cười rồi bảo: Chẳng có bí quyết gì ngoài việc sống đơn giản, nghe nhạc ca trù, ăn cơm trắng với muối vừng và… cua rang.
Xem thêm: cao atiso
Hạnh phúc “muộn” của phận làm lẽ
Về thôn Đồng Bảng, chỉ cần hỏi thăm đến cụ là không ai không biết. Bởi ở cái xã thuần nông này một người sống đến 105 tuổi được coi là một câu chuyện “thần kỳ”. Bà Hằng người cùng thôn với cụ Suốt cho biết, nông dân làm quần quật cả ngày trên đồng, đầu tắt mặt tối mà còn chưa đủ ăn, có người nào sống đến tuổi 90 là cả làng vui mừng lắm rồi, đằng này cụ lại sống hơn trăm tuổi là chuyện rất hiếm. Ở đây dân làng coi cụ như “báu vật sống” của làng vậy.
Bí quyết trường sinh của cụ chỉ là ăn cơm trắng, muối vừng và cua rang.
Theo hướng dẫn của bà Hằng, chúng tôi men theo con đường nhỏ quanh co, dài tít tắp với một bên là cánh đồng lúa xanh mướt mắt, một bên là con kênh nước xanh biếc khiến con đường dẫn vào nhà cụ Suốt đẹp tựa bức tranh thủy mặc. Nhìn khung cảnh ấy không chỉ chúng tôi mà bất kỳ ai cũng có chung một suy nghĩ, làng quê thanh bình thế, yên ả thế, cụ sống thọ cũng là điều dễ hiểu.
Đôi mắt khép hờ lim dim, bàn tay gầy gò, nhăn nheo gõ nhè nhẹ trên tấm xập cũ theo từng nhịp phách của làn điệu ca trù, ở vào tuổi 105 mắt cụ đã mờ đi, nhưng cụ vẫn còn minh mẫn lắm. Nghe có tiếng người hỏi thăm, cụ đưa tay với tắt chiếc máy cat-sét cũ kỹ đã nhuốm màu thời gian.
Đưa đôi mắt mờ đục nhìn về phía chúng tôi, cụ khẽ cười rồi bảo: “Vào đây con, các cháu chúng nó đi làm đồng hết, một mình cụ ở nhà buồn chẳng biết làm gì. Mà có làm chúng nó về thấy lại trách cho, thôi thì đành làm bạn với cái máy cat-sét này vậy. Mà các cháu có thích nghe ca trù không? Có thể bây giờ lứa tuổi các cháu chẳng mấy người thích cái thể loại nhạc truyền thống này đâu nhỉ”.
Cụ Suốt kể, ngày xưa gia đình cụ thuộc vào diện nghèo khó nhất vùng, cái ăn còn chả đủ thì làm sao dám nghĩ đến chuyện múa may, hát hò. Ngày đó mỗi lần đi làm thuê, làm mướn cho nhà địa chủ, thi thoảng cụ “nghe trộm” được một vài làn điệu, rồi chẳng hiểu sao nó ngấm vào người cụ từ khi nào không biết.
Xem thêm: cao atiso mua o dau
“Tôi có thể nghe hát cả ngày mà không ăn uống gì cũng được, cứ như là “nghiện” ấy, nghe nhạc vào thấy tâm hồn khoan khoái lạ thường. Nhiều ký ức buồn, vui lại hiện về sau từng nhịp phách”, cụ Suốt tâm sự.
Trong những đoạn ký ức “đứt gãy” cụ nhớ lại, cụ sinh được 3 tháng tuổi thì mẹ cụ không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sống trong cảnh “gà trống nuôi con”, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại mà không đủ ăn, cha của cụ đành gửi đứa con gái mới 3 tháng tuổi nhờ người em gái nuôi giúp. Lên 8 tuổi, vì gia đình quá khó khăn, một lần nữa cụ Suốt bị cho đi ở đợ trong một gia đình giàu có ở làng.
Cụ Suốt bảo: “Gia đình khó khăn vất vả, các anh chị lớn lập gia đình ở xa mà kinh tế cũng chẳng có gì khá giả, bố cho tôi đi ở đợ cũng là đường cùng bất đắc dĩ. Sống trong cảnh người hầu, kẻ hạ, tôi vất vả và đắng cay muôn phần. Nhưng chỉ cần nghĩ đến gia đình, đến người cha già đang lâm bệnh nặng là tôi sẵn sàng làm mọi việc, dù sức khỏe có hạn.
Mỗi ngày trôi qua, tôi lại tự nhủ với lòng mình, phải làm nhiều, thật nhiều hơn nữa để trừ được khoản tiền đã vay và may ra còn một chút dư để gửi về đỡ đần cho cha già, chỉ mong sao cha sống thật lâu trên cõi đời. Thế nhưng mong muốn ấy của tôi không thành hiện thực, một thời gian sau ông cụ nhà tôi lâm bệnh nặng rồi qua đời. Ngày cha mất cũng là ngày cuộc đời tôi bước sang một trang mới”.
Cha mất, trong nhà không còn một đồng bạc để lo tang lễ cho cha, vay mượn khắp vùng nhưng người nghèo thì không có, người giàu lại sợ cụ không có tiền trả, tủi cực cụ Suốt chỉ biết ôm chặt lấy cha mình mà khóc.
Xem thêm: dia chi ban cao atiso
“Khóc mãi thì cũng phải thôi, khi đó tôi liền nghĩ cách “bán mình” để lấy tiền chôn cất cho cha. Nghĩ vậy tôi đã nhờ bà mối giúp đỡ với một mong muốn duy nhất: ai giúp tôi lo tang ma cho cha, tôi sẽ trở thành người hầu, kẻ hạ cho người đó suốt đời. Thế rồi chính cái thời điểm túng quẫn ấy, tôi đã tìm được hạnh phúc của đời mình. Tang ma của cha tôi cũng được lo toàn chu đáo”, cụ Suốt bùi ngùi.
Xem thêm: cao atiso
Hạnh phúc “muộn” của phận làm lẽ
Về thôn Đồng Bảng, chỉ cần hỏi thăm đến cụ là không ai không biết. Bởi ở cái xã thuần nông này một người sống đến 105 tuổi được coi là một câu chuyện “thần kỳ”. Bà Hằng người cùng thôn với cụ Suốt cho biết, nông dân làm quần quật cả ngày trên đồng, đầu tắt mặt tối mà còn chưa đủ ăn, có người nào sống đến tuổi 90 là cả làng vui mừng lắm rồi, đằng này cụ lại sống hơn trăm tuổi là chuyện rất hiếm. Ở đây dân làng coi cụ như “báu vật sống” của làng vậy.
Bí quyết trường sinh của cụ chỉ là ăn cơm trắng, muối vừng và cua rang.
Theo hướng dẫn của bà Hằng, chúng tôi men theo con đường nhỏ quanh co, dài tít tắp với một bên là cánh đồng lúa xanh mướt mắt, một bên là con kênh nước xanh biếc khiến con đường dẫn vào nhà cụ Suốt đẹp tựa bức tranh thủy mặc. Nhìn khung cảnh ấy không chỉ chúng tôi mà bất kỳ ai cũng có chung một suy nghĩ, làng quê thanh bình thế, yên ả thế, cụ sống thọ cũng là điều dễ hiểu.
Đôi mắt khép hờ lim dim, bàn tay gầy gò, nhăn nheo gõ nhè nhẹ trên tấm xập cũ theo từng nhịp phách của làn điệu ca trù, ở vào tuổi 105 mắt cụ đã mờ đi, nhưng cụ vẫn còn minh mẫn lắm. Nghe có tiếng người hỏi thăm, cụ đưa tay với tắt chiếc máy cat-sét cũ kỹ đã nhuốm màu thời gian.
Đưa đôi mắt mờ đục nhìn về phía chúng tôi, cụ khẽ cười rồi bảo: “Vào đây con, các cháu chúng nó đi làm đồng hết, một mình cụ ở nhà buồn chẳng biết làm gì. Mà có làm chúng nó về thấy lại trách cho, thôi thì đành làm bạn với cái máy cat-sét này vậy. Mà các cháu có thích nghe ca trù không? Có thể bây giờ lứa tuổi các cháu chẳng mấy người thích cái thể loại nhạc truyền thống này đâu nhỉ”.
Cụ Suốt kể, ngày xưa gia đình cụ thuộc vào diện nghèo khó nhất vùng, cái ăn còn chả đủ thì làm sao dám nghĩ đến chuyện múa may, hát hò. Ngày đó mỗi lần đi làm thuê, làm mướn cho nhà địa chủ, thi thoảng cụ “nghe trộm” được một vài làn điệu, rồi chẳng hiểu sao nó ngấm vào người cụ từ khi nào không biết.
Xem thêm: cao atiso mua o dau
“Tôi có thể nghe hát cả ngày mà không ăn uống gì cũng được, cứ như là “nghiện” ấy, nghe nhạc vào thấy tâm hồn khoan khoái lạ thường. Nhiều ký ức buồn, vui lại hiện về sau từng nhịp phách”, cụ Suốt tâm sự.
Trong những đoạn ký ức “đứt gãy” cụ nhớ lại, cụ sinh được 3 tháng tuổi thì mẹ cụ không may lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sống trong cảnh “gà trống nuôi con”, một mình chăm sóc 4 người con thơ dại mà không đủ ăn, cha của cụ đành gửi đứa con gái mới 3 tháng tuổi nhờ người em gái nuôi giúp. Lên 8 tuổi, vì gia đình quá khó khăn, một lần nữa cụ Suốt bị cho đi ở đợ trong một gia đình giàu có ở làng.
Mỗi ngày trôi qua, tôi lại tự nhủ với lòng mình, phải làm nhiều, thật nhiều hơn nữa để trừ được khoản tiền đã vay và may ra còn một chút dư để gửi về đỡ đần cho cha già, chỉ mong sao cha sống thật lâu trên cõi đời. Thế nhưng mong muốn ấy của tôi không thành hiện thực, một thời gian sau ông cụ nhà tôi lâm bệnh nặng rồi qua đời. Ngày cha mất cũng là ngày cuộc đời tôi bước sang một trang mới”.
Cha mất, trong nhà không còn một đồng bạc để lo tang lễ cho cha, vay mượn khắp vùng nhưng người nghèo thì không có, người giàu lại sợ cụ không có tiền trả, tủi cực cụ Suốt chỉ biết ôm chặt lấy cha mình mà khóc.
Xem thêm: dia chi ban cao atiso
“Khóc mãi thì cũng phải thôi, khi đó tôi liền nghĩ cách “bán mình” để lấy tiền chôn cất cho cha. Nghĩ vậy tôi đã nhờ bà mối giúp đỡ với một mong muốn duy nhất: ai giúp tôi lo tang ma cho cha, tôi sẽ trở thành người hầu, kẻ hạ cho người đó suốt đời. Thế rồi chính cái thời điểm túng quẫn ấy, tôi đã tìm được hạnh phúc của đời mình. Tang ma của cha tôi cũng được lo toàn chu đáo”, cụ Suốt bùi ngùi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét