Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Giun đường ruột giúp tăng sức đề kháng

Nghiên cứu mới tại Thụy Sĩ vừa phát hiện lợi ích của một số loại giun ở đường ruột, các hạch bạch huyết chứa nhiều tế bào miễn dịch hơn khi vật chủ bị viêm nhiễm giun đường ruột
Đó là nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa liên bang Lausanne (EPFL) của Thụy Sỹ. Hệ miễn dịch đóng vài trò ngăn chặn các tác nhân xâm nhập và gây bệnh. Hiện miễn dịch buộc phải dùng các “tiền đồn” khắp cơ thể, gọi là hạch bạch huyết. Đây là những cơ quan nhỏ có nhiệm vụ lọc các chất dịch, loại bỏ chất thải và mầm bệnh, như vi khuẩn hoặc virus. Các hạch bạch huyết này chứa đầy các tế bào miễn dịch và nó có thể tăng kích thước hoặc sưng lên khi phát hiện mầm bệnh xâm nhập.
Nhưng giờ đây, các nhà khoa học tại EPFL bất ngờ phát hiện các hạch bạch huyết chứa nhiều tế bào miễn dịch hơn khi vật chủ bị viêm nhiễm bởi một kẻ xâm lược phức tạp, đó là giun đường ruột. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp chúng ta hiểu cách mà hệ miễn dịch phản ứng như thế nào với viêm nhiễm.
Nhóm nhà khoa học phát hiện hạch bạch huyết của chuột bị nhiễm giun đường ruột Heligmosomoides polygyrus bakeri sẽ phát triển rất lớn về mặt kích thước. Loài giun này là đối tượng tuyệt vời giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách nó tương tác với vật chủ của nó, và qua đó nó cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn ở các phòng thí nghiệm để nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Các hạch bạch huyết có các ngăn nhỏ được gọi là nang – nơi chúng lưu trữ một dạng tế bào miễn dịch gọi là tế bào B. Được lưu trữ trong các nang, tế bào B bơm ra kháng thể vào máu để tấn công các mầm bệnh xâm nhập. Và các nhà nghiên cứu phát hiện, các hạch bạch huyết ở chuột thực sự tạo ra nhiều nang hơn. Điều này cho thấy rằng chúng sản xuất ta nhiều tế bào B hơn để đáp ứng với tình trạng bị nhiễm giun. Nhờ đó, các nhà khoa học tại EPFL đã có thể tái tạo lại chuỗi phân tử này, một việc khá phức tạp: khi con chuột bị nhiễm giun đường ruột, thì một cytokine phân tử được sản xuất ra. Cytokine này sau đó kích thích tế bào B trong các hạch bạch huyết để tạo ra một phân tử gọi là lymphotoxin. Lymphotoxin này sau đó tương tác với các tế bào hình thành nên nền tảng của hạch bạch huyết thực tế – cái được gọi là tế bào mô đệm. Tế bào mô đệm sau đó sản xuất ra một cytokine khác, kích thích việc sản xuất ra các nang mới trong hạch bạch huyết.
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng chi tiết đầu tiên cho thấy rằng hiện tượng này có thể xảy ra ở động vật có vú lớn. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy sự hình thành của các nang mới đóng vai trò quan trọng để chống lại sự viêm nhiễm vì nó kích thích việc sản xuất ra các kháng thể nhiều hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét