Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh viêm đại tràng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với người bệnh bệnh viêm đại tràng, cần có chế độ ăn đúng cách để tránh bệnh nặng thêm hoặc phòng bệnh tái phát
Yếu tố dinh dưỡng chính là “chìa khóa” giúp người bệnh tránh những cơn đau và giúp nhanh lành bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú khoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Đối với các trường hợp nhẹ, niêm mạc đại tràng của người bệnh thường kém bền vững và dễ chảy máu. Còn ở các trường hợp nặng thì trên niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết loét, xung huyết, xuất huyết, đặc biệt có thể xuất hiện những ổ áp xe.
Viêm đại tràng mạn tính do các đợt nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, ăn uống kém vệ sinh, thiếu khoa học nhưng lại không được điều trị dứt điểm. Bệnh có các biểu hiện như đau bụng dọc theo khung đại tràng hoặc xung quanh hố chậu trái, chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa, phân rối loạn, cảm giác đi ngoài không hết, hay mót rặn…
Viêm đại tràng là bệnh liên quan tới ăn uống, do đó ăn uống chính là chìa khóa để phòng và trị bệnh, dinh dưỡng tốt những giúp người bệnh hạn chế các cơn đau bụng đi ngoài, giúp quá trình điều trị được nhanh chóng kịp thời mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát
Thực phẩm nên dùng
  • Thực phẩm giàu chất đạm: thịt nạc bỏ da (nên xay và vo viên), sữa đậu nành, sữa không lactose…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Omega 3 không chỉ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn vừa mức và nên theo dõi biểu hiện của cơ thể vì các chất tanh có thể gây kích ứng đường ruột.
  • Tinh bột: cơm, bánh mỹ, ngũ cốc…
  • Chất xơ: rau ngót, rau muống, rau cải, khoai lang, đậu đen, sầu riêng…. Nên chọn rau lá non và các loại quả chín. Rau và củ nên được luộc hoặc nấu mềm.
Lưu ý nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp hoặc kho, hạn chế chiên, rán, xào. Người bệnh cũng nên chia nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo đủ năng lượng và tránh gây đau bụng do ăn quá no.
Thực phẩm nên tránh
  • Thức ăn sống, lạnh, nhiễm khuẩn: rau sống, gỏi, các món nộm, thức ăn để tủ lạnh chưa được làm nóng, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn nhiễm hóa chất….
  • Thực phẩm gây đầy hơi: đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm, hành củ, trứng, đậu đen, dưa cà muối…
  • Các chất kích thích khiến người bệnh khó kiểm soát triệu chứng như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc các thức uống chứa cafein như nước ngọt có ga, nước tăng lực…
  • Các thực phẩm chứa nhiều lactose gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy như sữa, đồ ăn nhiều đường…
  • Thực phẩm cứng có thể làm tổn thương vết loét trên niêm mạc đại tràng như xương sụn, rau chưa nấu kỹ…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét